Sự thay đổi Nhận thức của người Việt đối với Văn hóa Trung Hoa

Đầu thế kỷ XX có thể coi là giai đoạn bản lề, chuyển đổi nền chính trị, tư tưởng Việt Nam từ phong kiến quân chủ sang phong kiến thực dân. Và sau đó là một chuỗi những sự chuyển biến phức tạp khác, mà kết quả của nó đã tạo nên những khác biệt lớn về tư tưởng, nhận thức của những người Việt Nam hiện đại so với cha ông họ trong quá khứ. Một trong số đó là vấn đề văn hóa Trung Hoa.

Trước đây, các triều đại phong kiến Việt Nam đã chủ động hấp thu văn hóa Trung Hoa, đồng thời coi đó là văn minh thượng tầng, bác học; từ đó kiến tạo nên những phương diện văn hóa vừa có nét chung, vừa có nét riêng so với triều đình phương Bắc. Thậm chí, chính thể các triều đại phong kiến Việt Nam từng coi bản thân họ chính là Hoa Hạ, là Hán. Trong khi, coi người Trung Quốc thời Nguyên Mông, Mãn Thanh là man di. Trái với nhãn quan phong kiến, xuất phát từ những phức cảm được tạo nên sau một chuỗi những sự thay đổi về thể chế chính trị, văn hóa, cùng những ác cảm đối với sự bành trướng của nhà nước cộng sản Trung Quốc, người Việt Nam hiện đại đã có những cái nhìn rất khác so với ông cha họ trước đây, đặc biệt ở vấn đề văn hóa. Từ đó hình thành nên một nỗi ám ảnh phức tạp, mang tên ám ảnh Trung Hoa.

Trần Quang Đức

trò chuyện cùng

Nguyễn Ban Ga về dự án Tưởng tượng Lãnh thổ


Thời gian: 16:00 – 18:00, ngày 28 tháng 8 năm 2016
Tại: Nhà Sàn Collective, Tầng 15, Hanoi Creative City, 1 Lương Yên, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội