Tây Nguyên: Văn hóa sống hay Di sản?

Vùng đất Tây Nguyên có mối liên hệ chính thức với Việt Nam (An Nam) ở Đông dương từ năm 1904; vào khoảng năm 1938, những cuộc nổi loạn cuối cùng của dân bản địa bị đàn áp. Giai đoạn 1945 – 1979 là thời kỳ căng thẳng cao độ với những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ và chống Kampuchea dân chủ (Khmer Đỏ).

Sau Đổi Mới, vùng đất này nhanh chóng và không thể tránh khỏi bị sát nhập – về mặt quân sự, chính trị, kinh tế, dân cư và văn hóa – vào chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Trong quá trình đó, các cánh rừng bị biến thành những đồn điền cà phê, cao su và chè do hàng triệu di dân từ đồng bằng đến cai quản và canh tác. Quá trình thay đổi này tác động mạnh mẽ đến nhận thức về nếp sống văn hoá và môi trường của người dân cao nguyên vốn đã bỏ bê nhiều phương thức sống và thực hành tín ngưỡng truyền thống của mình. Từ đó, tồn tại một sự hoài niệm về một thế giới đã biến mất trong những học giả người Kinh vốn luôn mong mỏi bảo tồn những gì đã không còn là “di sản văn hóa phi vật thể” (ví dụ như Không gian Văn hóa Cồng Chiêng). Nghịch lý này sẽ được đề cập trong thuyết trình của Oscar Salemink.

Oscar Salemink

trò chuyện cùng

Trương Công Tùng về dự án Băng qua Rừng rậm
Nguyễn Phương Linh về dự án Chuyến đi cuối cùng


Thời gian: 14:00 – 16:30 Thứ Bảy, 17.12.2016
Tại: Tầng 5, Hanoi Creative City, 1 Lương Yên, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội